TỔNG QUAN
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
13/07/2021 08:42:44

Mảnh đất Thanh Hà có lịch sử phát triển lâu đời. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ thì xa xưa nơi đây là biển cả mênh mông, trải qua hàng vạn năm - được phù sa sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bồi đắp đã thành đồng bãi phù sa châu thổ. Những cư dân Thanh Hà đầu tiên đã đến đây khai phá vùng đầm lầy, bãi lau, bờ sú thành đồng ruộng tốt tươi. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước cùng dân tộc, nhân dân lao động và đã tạo dựng lên mảnh đất giàu đẹp như ngày nay và trở thành niềm tự hào của người Thanh Hà.


Từ lâu trong gian lưu truyền câu ca:[2]"Đã là con mẹ con cha/Sinh ra ở đất Thanh Hà xứ Đông". Cũng có nơi trong huyện truyền nhau câu ca: "Muốn làm con mẹ con cha/Thì sinh ở đất Thanh Hà xứ Đông" (tỉnh Hải Dương xưa có tên tỉnh Đông - xứ Đông).

Huyện Thanh Hà từ thời Trần trở về trước là đất Bàng Hà; thời thuộc Minh là huyện Bình Hà trong châu Nam Sách, phủ Lạng Giang. Đầu thời Hậu Lê là huyện Bình Hà phủ Nam Sách; đến thời Lê Hiến Tông chia làm hai huyện Bình Hà và Tân Minh (nay là huyện Tiên Lãng). Huyện Bình Hà mới giữ tên gọi này đến thời nhà Mạc. Khoảng đời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) vì kiêng huý Mạc Bình, ông nội Mạc Đăng Dung, nên đổi thành Thanh Hà. Tên gọi Thanh Hà giữ nguyên từ đó tới nay (trừ giai đoạn sáp nhập với huyện Nam Sách để thành huyện Nam Thanh).

Trải qua những biến động của lịch sử, đơn vị hành chính và địa giới Thanh Hà cũng thay đổi. Thời Hùng Vương, nước ta được chia thành 15 bộ, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; đến đầu Công nguyên nhà Hán đô hộ chia nước ta ra làm 3 quận, 10 huyện, Thanh Hà lúc đó có tên huyện là Câu Lậu (gồm Nam Thanh Hà, Tây An Lão và 1/3 huyện Tiên Lãng - Hải Phòng). Lúc này, cư dân đã khá đông đúc, sống tập trung ở các vùng thuộc khu Hà Bắc, Hà Tây và một phần Hà Nam ngày nay.

Đến đầu thế kỷ VI, Thanh Hà đã có nhiều cụm dân cư ở tập trung thành xóm trại; lớn hơn là các trang như: Cập Hiền Trang (Tiền Tiến); Hoàng Mô, Hoàng Mai Trang (Quyết Thắng); Hưu Cao Trang, Sơn Trại Trang (Thanh Bình); Hạ Hào Trang (Thanh Xá); Đìa La Trang (Cẩm Chế); Tảo Sơn Trang (Thanh An); Đại Lý, Hải Hộ Trang (Hồng Lạc).

Ngày 24 tháng 2 năm 1979, huyện Thanh Hà và huyện Nam Sách hợp nhất thành huyện Nam Thanh. Ngày 17 tháng 2 năm 1997, tái huyện Thanh Hà từ huyện Nam Thanh, giải thể xã Thanh Bình để thành lập thị trấn Thanh Hà, thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Hà. Huyện Thanh Hà có thị trấn Thanh Hà và 24 xã: An Lương, Cẩm Chế, Hồng Lạc, Hợp Đức, Liên Mạc, Phượng Hoàng, Quyết Thắng, Tân An, Tân Việt, Thanh An, Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Tiền Tiến, Trường Thành, Việt Hồng, Vĩnh Lập.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[1]. Theo đó:

·        Chuyển hai xã Quyết Thắng và Tiền Tiến về thành phố Hải Dương quản lý

·        Sáp nhập hai xã An Lương và xã Phượng Hoàng thành xã An Phượng

·        Sáp nhập các xã Hợp Đức, Trường Thành và xã Thanh Bính thành xã Thanh Quang.

Sau khi sắp xếp và điều chỉnh địa giới, huyện Thanh Hà có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thanh Hà có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Hà (huyện lỵ) và 19 xã: An PhượngCẩm ChếHồng LạcLiên MạcTân AnTân ViệtThanh AnThanh CườngThanh HảiThanh HồngThanh KhêThanh LangThanh QuangThanh SơnThanh ThủyThanh XáThanh XuânViệt HồngVĩnh Lập.

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

·        Hoàng Thị Hồng, thứ phi của vua Lý Anh Tông, được sắc phong "Lý triều Hoàng Thái Hậu", người có công xây dựng chợ Cháy (xã Cẩm Chế).

·        Quận He Nguyễn Hữu Cầu, quê làng Lôi Động, xã Tân An; thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỷ 18.

·        Tiến sĩ Nho học (29 người): Nguyễn Thiện TíchĐào BạtLê Văn BiểuNguyễn Như NguNguyễn ĐạtNguyễn Bá TấnLê NghĩaBùi Đoan GiáoNguyễn Tất TốMạc Đức TuânĐào Khắc LâmNguyễn Thúc TuynhMạc Văn TúVũ Duy HànĐặng Miễn CungNguyễn Thừa VinhNguyễn Doãn (Tín Hiên), Nguyễn Huy DaoNguyễn CungNguyễn Nghĩa KỳĐinh CươngNguyễn Văn PhạmNguyễn MậuMạc Đình DựTrần Doãn MinhNguyễn Cảnh ThànhHoàng Tất VănĐỗ Thanh ĐàoĐào Tông.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn huyện có 85 di tích lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 12 di tích được Nhà nước xếp hạng, mặt khác Thanh Hà là một miền quê trù phú như rừng cây ăn quả giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đó là những tiềm năng để huyện có thể phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, văn hoá nhân văn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc.

Chùa Minh Khánh còn gọi chùa Hương Đại tại thị trấn Thanh Hà, thờ Phật và đức vua Trần Nhân Tông; được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia năm 1990. Lễ hội chùa Minh Khánh kéo dài 3 ngày, chính hội tổ chức vào ngày 1/11 Âm lịch. Đây là một trong 4 ngôi chùa của tỉnh Hải Dương được xếp hạng di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc vào thời kỳ Pháp thuộc.

Xã Thanh Hải có 1 di tích; có nhà múa rối nước xây dựng giữa hồ trông cổ kính mới mẻ rất hợp với khu du lịch sinh thái bãi soi sông Thái Bình. Phường rối nước xã Thanh Hải với truyền thống lâu đời, giành nhiều giải lớn trong nước và ngoài nước, là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia[3].[4]

Xã Thanh Xá có Chùa Bạch Hào là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều bảo vật quý; có Lễ hội chùa Bạch Hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Xã Thanh Sơn có đình làng Thuý Lâm được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ hội Vải thiều Thanh Hà – Hải Dương lần đầu tiên tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 tại thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà.

Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thanh Hà có trồng nhiều vải thiềuhồng xiêmổichanh. Vài thiều Thanh Hà được nhà bác học Lê Quý Đôn miêu tả: "Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thuỷ tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn thấy hương thơm tưởng như thứ rượu tiên trên đời". Chanh là một trong những cây trồng truyền thống, chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện; được trồng chuyên canh và xen canh với vài, sản phẩm chủ yếu là lá và quả. Đến nay, toàn huyện có trên 70 ha trồng chanh, tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Xá, Thanh Xuân...[5]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hà có các chợ cụm, xã:

·        Chợ Sỏi, xã An Phượng

·        Chợ Nứa, xã Tân An

·        Chợ Cháy, chợ Chiều, xã Cẩm Chế

·        Chợ Hương, thị trấn Thanh Hà

·        Chợ Mè, xã Hồng Lạc

·        Chợ Hệ, khu Hà Đông

·        Chợ Lại, xã Thanh Thủy

·        Chợ Sung, xã Liên Mạc

·        Chợ Mới, xã Việt Hồng

·        Chợ Bầu, xã Thanh Hồng

·        Chợ Đình, xã Thanh Cường

·        Chợ Liên Minh, xã Thanh An + Thanh Lang

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường THPT:

·        Trường Trung học phổ thông Thanh Hà, thị trấn Thanh Hà;

·        Trường Trung học phổ thông Hà Bắc, xã Cẩm Chế;

·        Trường Trung học phổ thông Hà Đông, khu Hà Đông

·        Trường trung học phổ thông Thanh Bình

·        Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Hà

Làng nghề[sửa | sửa mã nguồn]

Làng nghề, ngành nghề tại các địa phương:

·        Dệt chiếu Tiên Kiều

·        Vải thiều làng ở Hà Nam

·        Trồng ổi nhiều làng ở Hà Bắc

·        Một số làm nghề vận tải thủy Tân Việt.

 

Kết quả giải quyết TTHC
Đến tháng 09 đã giải quyết:
100%
Số hồ sơ xử lý: 2511
Trước & đúng hạn: 2511
Trễ hạn: 0
Tỉ lệ trễ hạn: 0%
Chi tiết
( Cập nhật lúc:26/09/2023 17:09:59)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH SƠN - HUYỆN THANH HÀ

Trưởng Ban Biên tập: Ông: Nguyễn Văn Bẩy - Phó chủ tịch UBND xã.

Địa chỉ: UBND xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0915368995

Email: trangtindientuxathanhson@gmail.com

Đang truy cập: 0
Hôm nay: 9
Tháng này: 2,940
Tất cả: 96,409